Việt Nam là nước có nền nông nghiệp cực kỳ phát triển nên nhu cầu sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng cao. Chính vì vậy mà quy định pháp lý về việc nhập khẩu mặt hàng này rất được chú trọng.
Nếu doanh nghiệp không nắm rõ sẽ dẫn đến những rủi ro không đáng có. Vậy nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật là gì, bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thị Trường Nhập Khẩu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Hiện Nay
Trong thị trường nông nghiệp hiện nay thì phương pháp hữu hiệu nhất cho các loài thực vật đó chính là sử dụng thuốc bảo vệ.
Đây cũng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các loài sâu bọ hay côn trùng, động vật khác có thể phá hoại ảnh hưởng đến năng suất của người nông dân.
Vì vậy mà thị trường nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cũng được tăng cao đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Theo thống kê những năm gần đây Việt Nam đã nhập khẩu hơn 10.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật từ các quốc gia nổi tiếng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam thì đã cho phép nhập khẩu cũng như sử dụng sản phẩm là các loại thuốc có thành phần hóa học.
Điều này cũng là gia tăng năng suất mang về những doanh thu lớn cho ngành nông nghiệp những năm vừa qua.
Giấy Phép Được Nhập Khẩu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Điều mà các tổ chức và doanh nghiệp quan tâm hàng đầu là nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có phải xin giấy phép hay không. Chúng tôi trả lời cho quý bạn đọc là theo thông tư quy định thì những sản phẩm nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng sẽ không cần phải xin giấy phép. Bên cạnh đó cũng có những loại thuốc cần phải kiểm định và cấp phép mới được sử dụng.
Những loại thuốc có chứa hợp chất methyl bromide và một số thành phần hóa học có độ độc hại ở cấp độ I và II thì phải xin giấy phép. Hơn nữa những loại thuốc nhập khẩu vào Việt Nam với mục đích thử nghiệm hay nghiên cứu thì đều cần phải trải qua quy trình cấp phép nghiêm ngặt. Có thể thấy tùy theo thành phần cấu tạo nên thuốc mà có cần phải xin cấp giấy phép hay không cần.
Số Liệu Về Nhập Khẩu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Để thấy được sự sôi động và cần thiết trong việc nhập khẩu thuốc thực vật vào trong nước ta bạn có thể tham khảo số liệu chứng mình. Theo như báo cáo chính xác từ Cục Bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý thì 2021 là đỉnh cao trong nhập khẩu. Cả nước ghi nhận hơn 3.130 lô thuốc bảo vệ thực vật được nhập từ nước ngoài vào nước ta.
Với số lượng lô đó tương ứng với khối lượng là 50.262,38 tấn thuốc được cấp giấy phép nhập khẩu hợp pháp. Với lượng thuốc bảo vệ thực vật đó đã ứng dụng cho ngành nông nghiệp triệt để làm tăng doanh thu toàn ngành lên vượt trội hơn so với các ngành kinh tế khác.
Điều Kiện Cho Phép Nhập Khẩu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Nhập khẩu hàng hóa nói chung và nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật nói riêng đều phải tuân thủ theo những điều kiện đã được quy định. Chủ doanh nghiệp muốn nhập khẩu mặt hàng này cần phải chú ý những điều khoản sau đây:
- Bắt buộc phải có đầy đủ hợp đồng nhập khẩu và các loại hợp đồng khác đã được ký kết và thỏa thuận với công ty sản xuất ra loại thuốc đó.
- Trong trường hợp hãng thuốc bảo vệ thực vật đó là thuốc dùng để xông hơi và có tác dụng khử trùng thì cần phải có thêm giấy chứng nhận đạt điều kiện an toàn.
- Chủ doanh nghiệp cần phải xin giấy chứng nhận lưu hành hàng hóa tự do của nước xuất khẩu ra sản phẩm.
- Doanh nghiệp hay tổ chức muốn nhập khẩu phải có giấy phép kinh doanh có ghi rõ mặt hàng là thuốc bảo vệ thực vật.
- Trong quy định của nhà nước có ghi rõ những loại thuốc có chứa các thành phần nằm trong mục III tức là thuốc cực độc bị cấm lưu hành cũng như nhập khẩu.
Mã Số HS Code & Thuế Xuất Nhập Khẩu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Mỗi một mặt hàng khi nhập khẩu vào Việt Nam đều được cấp một mã số HS code để thuận tiện cho việc quản lý cũng như nộp thuế. Những mã số đó không phải ngẫu nhiên mà được quy định như sau:
- 3808: Đây là mã số chung được sử dụng cho các loại thuốc bảo vệ có mục đích tiêu diệt và phòng ngừa côn trùng nhỏ, các loài gặm nhấm hay diệt cỏ dại, nấm dại.
- 380891: Mã HS code cho thuốc khử côn trùng, đây là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất và cũng mang lại năng suất nông nghiệp cao nhất.
- 380892: Mã số này dùng cho thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng chủ yếu trong việc trừ nấm.
- 380893: Đây là mã HS code được sử dụng cho các loại thuốc có thành phần ngăn ngừa sự sinh sôi của các loại cỏ, hơn nữa còn giúp điều hòa sinh trường cho vùng thực vật.
Xin Đăng Ký Giấy Phép Nhập Khẩu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Điều quan trọng nhất trong quy trình nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật là việc xin giấy phép nhập khẩu. Việc này đặc biệt quan trọng bởi nếu không có giấy phép thì lô hàng sẽ không được hải quan chấp nhận và cũng không được phép lưu hành, sử dụng trong nước, cụ thể là:
1. Nhập Khẩu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Bắt Buộc Phải Nộp Hồ Sơ Gì?
Bước quan trọng đầu tiên chính là chuẩn bị hồ sơ cần thiết cho việc nhập khẩu thuốc từ nước ngoài vào Việt Nam. Bắt buộc các tổ chức phải có hồ sơ thì mới xin được giấy phép nhập khẩu, cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như sau:
- Không thể thiếu đó chính là đơn đề nghị được cấp giấy phép nhập khẩu, đơn này đã có mẫu sẵn doanh nghiệp chỉ cần điền đầy đủ thông tin.
- Cung cấp thêm một số giấy tờ chứng minh đơn vị mình đạt đủ điều kiện để có thể xin cấp giấy phép nhập khẩu lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật đúng theo điều 67 của luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật.
- Cuối cùng là bản sao hoặc bản photo có công chứng của giấy đăng ký hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.
2. Trình Tự Giải Quyết Cấp Giấy Phép Nhập Khẩu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Để có được giấy phép từ cơ quan thẩm quyền thì điều đầu tiên phải chuẩn bị đủ hồ sơ như chúng tôi đã cung cấp thông tin bên trên.
Sau đó thì doanh nghiệp đem hồ sơ đó cùng với đơn đề nghị lên nộp trực tiếp cho trụ sở của Cục bảo vệ thực vật hoặc nộp trực tuyến qua cổng thông tin điện tử quốc gia. Các cơ quan sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý theo quy trình đã được ban hành.
Thông thường chỉ khoảng 5 ngày sau khi nộp hồ sơ thành công thì doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả trả lời.
Thời gian này cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiếm tra kỹ lưỡng về thông tin hàng hóa, đơn vị sản xuất, thành phần cũng như mục đích sử dụng có đảm bảo đúng quy định về an toàn hay không. Sau các bước kiểm tra mới quyết định cấp giấy phép hay hủy bỏ hồ sơ.
Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói tại TP.HCM, Hà Nội sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bạn đầy đủ từ A đến Z từ hỗ trợ chuẩn bị các chứng từ liên quan đến lô hàng như: Packing list, invoice, xin cấp C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa), Phyto (chứng nhận kiểm dịch thực vật), xin giấy phép xuất nhập khẩu,… đến hun trùng, làm thủ tục khai báo hải quan, book cước tàu & máy bay vận chuyển,… đóng gói hàng xuất khẩu và cả bảo hiểm hàng hóa (nếu cần).
Đảm bảo lô hàng của bạn đến và đi luôn an toàn, nhanh chóng, hạn chế tối đa các chi phí phát sinh ngoài báo giá.
>>> Xem Chi Tiết: Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Trọn Gói Tại TPHCM, Hà Nội Hỗ Trợ Từ A Đến Z, Tiết Kiệm
3. Thời Hạn Giấy Phép Nhập Khẩu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Với một lần xin giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật thì sẽ có thời hạn là trong bao nhiêu lâu?
Theo quy định của nhà nước thì toàn bộ những thông tin về lô hàng, loại hàng, ngày nhập hàng được ghi trên giấy phép sẽ có thời hạn là 12 tháng tính từ ngày cấp. Riêng với loại thuốc thực vật có chứa chất methyl bromide thì chỉ có hiệu lực tính trong năm được cấp phép.
4. Thẩm Quyền Được Cấp Giấy Phép Nhập Khẩu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Các loại giấy tờ liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép hay những giấy tờ hải quan về mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật sẽ do nhà nước ban hành và thực hiện.
Đơn vị duy nhất có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật, tất cả giấy tờ đều phải thông qua cơ quan này mới có hiệu lực sử dụng. Doanh nghiệp sẽ được Cục cấp giấy phép qua cổng thông tin quốc gia.
Quy Định Pháp Lý Về Nhập Khẩu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Quy định về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật đã được chi tiết trong thông tư do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý.
Theo thông tư đầu tiên số 21/2015/TT-BNNPTNT thì tổ chức, cá nhân khi muốn nhập khẩu thì phải xin giấy phép từ Cục bảo vệ thực vật. Quy định cũng nêu rõ những sản phẩm nào được phép nhập khẩu và những loại thuốc nào cấm nhập khẩu.
Thủ Tục Chuẩn Về Nhập Khẩu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Thủ tục nhập khẩu thuốc thực vật là điều đầu tiên mà chủ doanh nghiệp cần phải thực hiện khi muốn kinh doanh lĩnh vực này. Cụ thể thủ tục cần phải được thực hiện đúng theo các bước sau đây:
- Bước 1: Chủ doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ với các loại giấy tờ có trong quy định và nộp đến cơ quan là Cục bảo vệ thực vật. Hiện nay có thể thực hiện qua cả hai hình thức là trực tiếp đến nộp tại trụ sở chính hoặc có thể đăng ký theo hướng dẫn trên cổng thông tin quốc gia.
- Bước 2: Cơ quan sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiền hành lấy mẫu vật của sản phẩm đem đi kiểm tra chất lượng.
- Bước 3: Sau khi có kết luận từ đơn vị kiểm định, nếu sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định thì sẽ được cấp giấy phép nhập khẩu.
- Bước 4: Doanh nghiệp nhập khẩu thuốc thực vật từ nước ngoài về cảng và nộp giấy phép cho hải quan để được thông qua lô hàng.
Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Nhập Khẩu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật tại Embassy Freight Services Việt Nam
Nắm được khó khăn của doanh nghiệp khi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chúng tôi cung cấp dịch vụ khai báo hải quan trọn gói từ A đến Z.
Embassy Freight Services Việt Nam có kinh nghiệm dồi dào, hỗ trợ nhiệt tình cho mọi tổ chức, cá nhân về tất cả các vấn đề liên quan đến việc nhập khẩu. Hơn nữa đơn vị còn sở hữu những chính sách tiết kiệm chi phí và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.
- Cung cấp dịch vụ xuất nhập trọn gói với báo giá chi tiết, rõ ràng.
- Đa dạng các hình thức vận chuyển hàng cho khách lựa chọn.
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng những thủ tục nhập khẩu.
- Thực hiện các công việc cần thiết để nhanh thông quan.
Với những thông tin chi tiết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc quy định về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
Embassy Freight Services Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện quy trình xin cấp giấy phép một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.
Thông Tin Liên Hệ
EMBASSY FREIGHT SERVICES (VIỆT NAM)
Địa Chỉ: Phòng 4.25, tầng 4, số 8 Hoàng Minh Giám, Phường 9, Quận Phú Nhuận , TP. Hồ Chí Minh.
Email: [email protected]
Liên Hệ Tư Vấn:
- (+84) 28 71092579
- 0908 105 115 (TPHCM) – 0901860747 (A. Tuấn) Embassy Freight Services (VN) Miền Nam
- 0398 704 970 (Hà Nội) (A. Quyết) – Embassy Freight Services (VN) Miền Bắc
Tham Khảo Thêm:
- Xin Cấp C/O – Dịch Vụ Làm Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa (C/O)
- Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Đi Campuchia Trọn Gói Hỗ Trợ Từ A Đến Z
- Dịch Vụ Nhập Khẩu Máy Móc Thiết Bị Cũ Trọn Gói Cực Phải Chăng
- Tất Tần Tật Từ A đến Z Về Thủ Tục Nhập Khẩu Máy Khí Nén
- Thủ Tục Nhập Khẩu Cáp Điện Chuẩn Xác Và Nhanh Gọn Nhất
- Quy Định Pháp Lý Về Nhập Khẩu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
- Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Trọn Gói Tại TPHCM, Hà Nội Hỗ Trợ Từ A Đến Z, Tiết Kiệm
- Dịch Vụ Nhập Khẩu Rượu Vang Úc Về Việt Nam Trọn Gói
- Xuất Khẩu Nông Sản Sang Trung Quốc Chính Ngạch Bằng Đường Biển – Hỗ Trợ Xuất Khẩu Từ A Đến Z
- Hướng Dẫn Chi Tiết Thủ Tục Nhập Khẩu Xe Nâng Chính Xác Nhất
- Hướng Dẫn Thủ Tục Nhập Khẩu Máy Làm Mát Không Khí
- Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Trọn Gói, Không Phát Sinh Chi Phí Ngoài Báo Giá
- Thủ Tục Nhập Khẩu Rượu – Dịch Vụ Vận Chuyển & Nhập Khẩu Rượu Trọn Gói
✅ Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan: | ⭐ Thông Quan Nhanh, Giá Tốt, Không Phát Sinh Chi Phí Ngoài Báo Giá |
✅ Vận Chuyển Hàng Air Và Sea: | ⭐ Giá Cước Tốt, Cạnh Tranh |
✅ Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu: | ⭐ Trọn Gói, Giá Tốt |
✅ Kinh Nghiệm: | ⭐ Hơn 22 Năm Kinh Nghiệm |
✅ Dịch Vụ Kèm Theo: | ⭕ Xin Cấp C/O, Giấy Phép Nhập Khẩu, Kiểm Dịch Động Thực Vật, Đóng Kiện, Xuất Nhập Khẩu Tại Chỗ & Các Thủ Tục Giấy Tờ Liên Quan |
✅ Đại Lý, Văn Phòng: | ⭕ Hơn 50 Văn Phòng, Đại Lý Tại 30 Quốc Gia Trên Toàn Cầu |